Tập trận Sukhoi_Su-30MKI

Không quân Ấn Độ đã thực hiện vài cuộc tập trận với không quân các quốc gia khác như Không quân Mỹ, Không quân Pháp, Không quân Singapore, Không quân Israel qua vài năm, và gần đây là cuộc tập trận với những chiếc TornadoEurofighter Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Cuộc tập trận Indra Dhanush 2007 nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của không quân hai bên. Một bên là những chiếc Eurofighter Typhoon của Anh, đây là những chiếc máy bay được giới thiệu có hình dáng khí động học tiên tiến, điều khiển và hệ thống điện tử trực quan. Bên kia là những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ, một biến thể hiện đại trong dòng Flanker của Sukhoi, với hình dáng khí động học cho phép khả năng cơ động độc nhất vô nhị, và hơn nữa là khả năng chỉnh hướng phụt hoàn toàn. Các phi công của Anh đã thực sự bị ấn tượng bởi khả năng biểu diễn của các phi công và những chiếc Su-30MKI.

Tại cuộc tập trận Cope India 2004, các tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF) đã thực hiện các trận đánh tập kiểm tra chống các tiêm kích F-15C của Không quân Mỹ (USAF). Kết quả đáng kinh ngạc là 9:1 nghiêng về phía các phi công Ấn Độ (1 chiếc Su-30MKI có thể diệt 9 chiếc F-15). Một sĩ quan Không quân Mỹ cho biết: phi công Ấn Độ đã điều khiển chiếc Su-30MKI thực hiện thao tác cơ động “Rắn hổ mang Pugachev”, giảm tốc độ xuống bằng 0 trong khoảng thời gian vài giây khiến radar trên khoang chiến đấu cơ Mỹ bị mất dấu đối thủ, và đó là khoảng thời gian đủ để Su-30 tiêu diệt F-15.

Phía Mỹ lý giải rằng luật chơi hạn chế khả năng thắng của họ. Phía Ấn Độ khi tập trận đã lấy 18 chiếc máy bay (gồm 6 chiếc Su-30 MKI và 12 chiếc MiG-21 Bison) để đấu với 6 chiếc F-15C của Mỹ và phía Ấn Độ cũng yêu cầu Mỹ không được dùng radar AESA. Mỹ cũng không được mô phỏng bắn tên lửa ngoài tầm nhìn (BVR) (do yêu cầu của Ấn Độ không sử dụng tên lửa tầm xa AMRAAM) và người Ấn đã gửi các phi công giàu kinh nghiệm nhất của mình để chiến đấu chống lại người Mỹ trong khi phía Mỹ chọn một phi đội tiêu chuẩn có sự kết hợp giữa các phi công có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm. Phi công Mỹ cũng cho rằng một loại máy bay khác của đối thủ cũng rất ghê gớm với F-15C là MiG-21 Bison, một phiên bản nâng cấp của MiG-21 sản xuất tại Nga, do loại máy bay này có độ bộc lộ radar thấp, vận tốc cao và rất linh hoạt[21]

Trong cuộc tập trận Cope India 2005, bản tin Inside Air Force của Không quân Mỹ sau đó đã nêu những số liệu gây kinh ngạc: các máy bay Su-30MKI, MiG-27, MiG-29 và thậm chí cả MiG-21 (bản cải tiến Bison) của không quân Ấn Độ đã thắng lợi với tỷ số cao trước các loại máy bay chủ lực của Không quân Mỹ là F-15C/D Eagle và F-16. Trong đó, Su-30MKI đã giành thắng lợi trong đa số các cuộc giao chiến với cả F-16 và F-15 của Không quân Mỹ. Washington ProFile đã gọi thành công của các máy bay Nga là “điều hoàn toàn bất ngờ” đối với các phi công Mỹ.[cần dẫn nguồn]

Theo chuyên gia Simha, sự yếu kém của các phi công Mỹ trong tập trận cũng là do các chiến thuật đã cũ kỹ của họ, vốn được sử dụng trong các cuộc không chiến từ thời Chiến tranh Lạnh. Trong cuộc tập trận này, một viên đại tá Mỹ đã nhấn mạnh một vài thiếu sót của Su-30 như các vấn đề hiệu suất kém trong không chiến 1 chọi 1 với F-15 khiến chỉ sau một vài ngày, Ấn Độ không muốn "1 vs 1" nữa. Tuy nhiên, viên đại tá Hoa Kỳ đã nhầm lẫn về một số tuyên bố của ông, bao gồm cả động cơ của Su-30MKI và radar của Mig-21 Bison, có lẽ viên đại tá này đã dựa vào những dữ liệu cũ trong thư viện[21]

Trong cuộc diễn tập không quân Anh - Ấn Indra Dhanush 2006, có sự tham gia của Su-30MKI và máy bay tiêm kích đánh chặn Tornado F3. Cả hai bên đều thống nhất không công bố kết quả của các cuộc không chiến, nhưng theo nhận xét của phi công Hoàng gia Anh, được phía Ấn Độ cho phép bay thử trên Su-30MKI, loại máy bay này hơn hẳn máy bay của Anh về các tính năng kỹ chiến thuật[22].

Lần đầu tiên vào tháng 7-2008, không quân Ấn Độ đã gửi những chiếc Su-30MKI và máy bay tiếp dầu trêm không của mình tham gia vào cuộc tập trận mang tên cờ đỏ, các phi công của Không quân Mỹ cũng đã bị ấn tượng bởi khả năng của Su-30MKI, tư lệnh của cuộc tập trận đã nói rằng không quân Ấn Độ là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất đã tham gia vào cuộc tập trận cho đến lúc đó.[23]

Sau cuộc tập trận không quân Red Flag 2008 tại Mỹ, tạp chí hàng không uy tín của Anh Flight đã tổ chức cho các độc giả website của mình bầu chọn loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới từ một danh sách 3 ứng cử viên hàng đầu là Su-30MKI, F-15 và F-22 Raptor. Kết quả là Su-30MKI đã được bầu chọn là loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới khi giành được 59% số phiếu bầu; so với 37% của F-22 và 4% của F-15.[22]

Tháng 7/2015, trong đợt tập trận tại Anh, các tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF) đã thực hiện các trận đánh tập kiểm tra chống các tiêm kích Eurofighter Typhoon của Không quân Anh. Tỷ số là 12:0 nghiêng về phía các phi công Ấn Độ (12 chiếc Eurofighter Typhoon đã bị "bắn hạ" trong khi Su-30 MKI không có thiệt hại). Trong 1 tình huống không chiến, 1 chiếc Su-30MKI đã đối đầu với 2 chiếc Eurofighter Typhoon cùng một lúc, và nó đã bắn hạ cả hai chiếc[24].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sukhoi_Su-30MKI http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://www.bharat-rakshak.com/IAF/Aircraft/Specs/S... http://www.business-standard.com/article/current-a... http://www.business-standard.com/article/economy-p... http://www.deagel.com/Aircraft-Warners-and-Sensors... http://www.deagel.com/Strike-and-Fighter-Aircraft/... http://www.flight-refuelling.com/news/feb06/21stfe... http://www.hindu.com/2007/11/08/stories/2007110855...